Cách làm trân châu trắng giòn ngon nhâm nhi ngày Tết

Rate this post

Trân châu trắng giòn giòn, dai dai nhai rất thích miệng luôn là loại topping được yêu thích nhất tại các tiệm trà sữa. Vậy cách làm hạt trân châu trắng thế nào? Hãy cùng khám phá ngay nhé!

Nếu như trân châu đen có vị ngọt sắc, lại dẻo dai với màu đen óng quen thuộc thì trân châu trắng lại đem tới một hương vị hoàn toàn khác.

Nếu như trân châu đen có vị ngọt sắc, lại dẻo dai với màu đen óng quen thuộc thì trân châu trắng lại đem tới một hương vị hoàn toàn khác. Thông thường, trân châu trắng sẽ giòn hơn, nhai sần sật rất vui miệng. Trân châu trắng còn có vị thanh mát rất thích hợp dùng chung với các loại trà sữa hoặc chè.

Tuy nhiên, vì lo ngại vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nên rất nhiều người đã lên mạng tìm cách làm hạt trân châu trắng như: “cách làm trân châu trắng gongcha”; “cách làm trân châu trắng giòn”;… Dưới đây sẽ là 2 cách làm trân châu trắng cực đơn giản mà bạn nhất định phải đọc qua!

1. Trân châu trắng thủy tinh
Cách làm trân châu trắng thủy tinh.
Nguyên liệu:

– Đường trắng: 250g

– Bột rau câu dẻo: 25g

– Bột rau câu giòn: 5g

– Dầu ăn: 50ml

– 1 chai nhựa có đẩu tròn có thể nhỏ giọt

– Nước lọc

– 1 bát tô nước lạnh (để ngăn mát tủ lạnh)

Các bước thực hiện:
Trân châu trắng là loại topping được rất nhiều người yêu thích.

Bước 1: Đun hỗn hợp bột

– Đun nước nóng vừa, lưu ý không để nước sôi quá mức. Sau đó cho bột rau câu giòn vào khuấy đều tới khi tan hẳn.

– Trộn phần rau câu dẻo với đường, cho nước vào khuấy tới khi tan hết. Cho hỗn hợp lên bếp và đổ từ từ vào nồi, đun lửa nhỏ. Chờ khi hỗn hợp sệt lại là được.

Ngâm trân châu trong nước có pha một chút đường và chanh để trân châu có vị ngọt thanh và ngon miệng hơn.  

Bước 2: Tạo hình trân châu

– Cho 50 ml dầu ăn vào tô nước lạnh đã chuẩn bị sẵn.

– Đổ hỗn hợp rau câu đang nóng vào chai nhựa đầu tròn, phần còn thừa để lại trong nồi để tránh việc rau câu bị đông lại. Ngâm chai đó vào nước lạnh nhằm giúp chai đỡ bị biến dạng vì nóng.

– Nhỏ từng giọt hỗn hợp vào tô nước lạnh. Giọt rau câu qua lớp dầu sẽ tạo thành hình viên tròn đều nhỏ và chìm xuống nước đá, đông lại thành viên trân châu.

– Rửa trân châu với nước lạnh cho sạch dầu ăn. Sau đó, ngâm trân châu trong nước có pha một chút đường và chanh để trân châu có vị ngọt thanh và ngon miệng hơn.  

2. Trân châu trắng bột năng
Trân châu trắng bột năng được sử dụng trong các món ăn như chè hoặc trà sữa.
Nguyên liệu:

– Bột năng: 200g

– Bột nếp: 2 thìa

– Nước sôi: 140ml

– Đường: 4 thìa

Các bước thực hiện:
Trân châu nhiều màu sắc ăn giòn dai, sần sật rất thích miệng.

Bước 1: Nhào bột trân châu

– Chuẩn bị một cái tô lớn, sau đó rây bột vào để bột không bị vón cục với tỷ lệ bột gạo nếp và gạo tẻ là 9:1 nhé!

– Thêm 1 chút muối và trộn đều, từ từ đổ nước nóng (khoảng 60 – 70 độ C) vào bột, đồng thời trộn đều khi khối bột vón lại với nhau thì dừng lại rồi dùng tay nhồi bột tới khi chúng đều mịn thì dừng lại.

– Cho khối bột đã nhồi vào tô đậy lại, để hỗn hợp trong khoảng 20 – 30 phút là có thể sử dụng được.

Trân châu trắng dùng trong các loại đồ uống thông dụng.

Bước 2: Nặn trân châu

– Ngắt từng viên bột nhỏ có kích thước bằng đầu ngón tay. Sau đó, dùng hai lòng bàn tay xoa đều từng viên trân châu thành hình tròn. Bạn cứ tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết bột.

– Để trân châu ngon hơn, bạn có thể dùng cùi dừa thái nhỏ, khi nặn thì sử dụng cùi dừa làm nhân và viên kỹ lại. Viên trân châu sau khi nặn có hình tròn bằng đầu ngón tay là vừa.

Để trân châu ngon hơn, bạn có thể dùng cùi dừa thái nhỏ, khi nặn thì sử dụng cùi dừa làm nhân và viên kỹ lại.

Bước 3: Luộc trân châu

– Đun 1 nồi nước sôi, sau đó cho trân châu vào luộc. Khi chín, trân châu sẽ nổi lên và có màu trắng trong. Tiếp tục luộc thêm vài phút nữa cho trân châu chín hoàn toàn mới vớt ra ngoài.

– Hòa một ít đường vào nước lọc, khuấy tan. Thả trân châu chín vào tô nước đường để trân châu không bị dính và có độ ngọt tự nhiên. Khi dùng, bạn vớt trân châu ra ăn kèm với chè hoặc trà sữa nhé!

3. Cách bảo quản trân châu đã luộc
Nếu muốn viên trân châu có nhiều màu sắc khác nhau, bạn có thể cho thêm các nguyên liệu tạo màu tự nhiên.

Để bảo quản trân châu đã luộc, bạn hãy cho trân châu vào hộp đậy nắp kín hoặc đậy bằng màng bọc thực phẩm rồi cho vào ngăn mát của tủ lạnh. Với phương pháp này, trân châu có thể để được từ 3 – 4 ngày mà không sợ bị hư hỏng. Khi muốn sử dụng, bạn luộc lại trân châu rồi chế biến làm các món ăn tùy theo ý thích.

Nếu muốn viên trân châu có nhiều màu sắc khác nhau, bạn có thể cho thêm các nguyên liệu tạo màu tự nhiên như: nước cốt củ dền, cà rốt, bột ca cao, siro dâu,… khi bắt tay vào công đoạn trộn bột nhé!

4. Cách làm trà sữa trân châu trắng tại nhà
Bạn hãy thử ứng dụng với cách làm trà sữa trân châu trắng ngon để có một ly đồ uống tuyệt vời nhâm nhi trong ngày Tết.

Sau khi đã hoàn thành xong trân châu trắng, bạn hãy thử ứng dụng với cách làm trà sữa trân châu trắng ngon để có một ly đồ uống tuyệt vời nhâm nhi trong ngày Tết nhé! Vừa đảm bảo vệ sinh lại thơm mát bổ dưỡng.

Nguyên liệu:
Trà sữa trân châu trắng thơm ngon.

– Trà túi lọc: 1 – 2  gói (ngon nhất là dùng trà ô long, trà đen hoặc trà xanh)

– Sữa đặc có đường.

– Bột năng: 30gr

– Bột ca cao: 15gr

– Đường cát trắng: 500gr

– Nước sôi (vừa đủ ấm): 1 lít

– Đá viên

Cách pha chế trà sữa:
Cho số lượng trân châu mà bạn thích vào ly, rót trà sữa vào. Thêm đá và thưởng thức.

– Cho túi trà túi lọc vào tách và cho nước nóng vào để hãm trà. Khi rót nước sôi vào thì phải nhẹ tay, tránh làm cho túi trà bị vỡ. Nhúng gói trà cho trà tan ra nhanh và để khoảng 3 – 5 phút tùy vào sở thích thưởng thức trà đậm hoặc nhạt.

– Sau khi pha trà, bạn cho 2 muỗng sữa đặc vào tách trà đã pha. Nếu thích uống ngọt thì bạn có thể cho thêm 1 – 2 muỗng sữa nhưng không nên cho quá ngọt vì sẽ làm mất vị trà, khuấy đều cho sữa và trà tan hết vào nhau. Để nguội hẳn rồi cho bình, bảo quản trong tủ lạnh.

– Cho số lượng trân châu mà bạn thích vào ly, rót trà sữa vào. Thêm đá và thưởng thức.

Thanh Thuy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *