Đây là toàn bộ thông tin mà bạn nên biết về eSIM và nano SIM

Rate this post

Những chiếc sim điện thoại luôn có sự thay đổi theo từng năm để có thể thích ứng với tốc độ cải tiến chóng mặt của các siêu phẩm smartphone trên thị trường. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa biết hai loại sim phổ biến là eSIM và nano SIM có gì khác nhau thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

nano SIM eSIM là gì?
nano SIM đã ra đời vào năm 2012 với thiết kế nhỏ gọn hơn cả micro SIM.

Một chiếc điện thoại sẽ không thể hoàn thành tốt chức năng của mình nếu không có sự hỗ trợ của một chiếc sim. Tuy nhiên, đồng hành cùng các kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển thì việc sản xuất sim cũng dần bị thay đổi theo thời gian.

mini-SIM ra đời với thiết kế khá nhỏ gọn vào năm 1996; micro SIM thống lĩnh thị trường từ năm 2003 tới năm 2012 nhờ viêc được loại bỏ 80% phần vỏ cứng vật lý bên ngoài, chỉ giữ lại phần dây đồng và các vi mạch điện tử.

eSIM – loại sim điện tử hiện đại nhất thế giới nhờ vào việc không thể tháo rời như sim vật lý.

Theo dòng phát triển đó, nano SIM đã ra đời vào năm 2012 với thiết kế nhỏ gọn hơn cả micro SIM khi phần viền cứng xung quanh được cắt gọt nhỏ nhất có thể nhằm thu gọn diện tích sim và khe cắm sim. Tương ứng với nó là nhiều tính năng nổi trội hơn micro SIM cùng thời.

Hiện nano SIM vẫn được sử dụng rộng rãi trên nhiều dòng điện thoại thông minh bên cạnh một siêu phẩm khác. Đó chính là eSIM – loại sim điện tử hiện đại nhất thế giới nhờ vào việc không thể tháo rời như sim vật lý.

Vậy cụ thể eSIM là gì?
Chiếc eSIM đầu tiên được phát minh vào năm 2013 với kích thước chỉ nhỏ bằng một nửa của nano SIM.

Chính vì sự ra đời quá nhanh của các dòng sim mà nhiều người dùng đã phải lên mạng tìm kiếm thông tin về chúng qua các từ khóa như: “eSIM là sim gì”; “chiếc eSIM Apple là gì”; “eSIM nghĩa là gì”; “định nghĩa eSIM là cái gì”. Trên thực tế, nếu hỏi công nghệ eSIM là gì thì đây sẽ là câu trả lời ngắn gọn và chính xác nhất: eSIM là sim điện tử, hay có thể coi nó là một con chip được gắn liền vào máy điên thoại của bạn, không thể tháo rời như sim vật lý.

Chiếc eSIM đầu tiên được phát minh vào năm 2013 với kích thước chỉ nhỏ bằng một nửa của nano SIM, và tiếp tục được thiết kế nhỏ hơn nữa vào năm 2015. Lúc này, eSIM thường được biết tới bên cạnh các loại đồng hồ thông minh và Google Pixel 2, Pixel 2 XL. Nhưng tới khi Apple chính thức công bố dòng điện thoại iPhone Xs và Xs MAX vào năm 2018 thì eSIM mới thực sự được biết tới một cách rộng rãi.

eSIM nằm trong bộ điện tử của điện thoại di động nên không bị ngấm nước, bám bụi hay bị ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài.

eSIM ra đời với tiêu chí: linh kiện càng nhỏ điện thoại càng lớn! Đúng như vậy, khi chiếc sim đã chiếm diện tích kha khá trong chiếc điện thoại thì chúng ta khó có thể thiết kế thêm những công nghệ mới vào đó. Viêc loại bỏ sim vật lý kèm theo các kết nối sim với điện thoại như khe cắm sim, khay đựng hay các linh kiện kèm theo sẽ giúp nhà sản xuất có thêm một không gian rất lớn để tối ưu hóa nhiều tính năng hữu hiệu khác trên thiết bị thông minh này.

Ngoài ra, eSIM nằm trong bộ điện tử của điện thoại di động nên không bị ngấm nước, bám bụi hay bị ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài như nắng nóng, mưa bão,… Khi sử dụng eSIM, bạn sẽ không cần thực hiện công đoạn tháo khe cắm sim rồi lắp chiếc sim khác vào để thay đổi số điện thoại nữa. Nếu muốn chuyển nhà mạng hay số điện thoại, bạn cần đăng ký mã QR mới tại nhà mạng với mức phí 25.000đ/lần.

eSIM trên iPhone là gì?
Viettel chính là nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam hỗ trợ công nghệ eSIM trên iPhone.

Nhiều người dùng vẫn thắc mắc eSIM trên iPhone là gì, hoặc eSIM của Viettel là gì. Thực ra, Viettel chính là nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam hỗ trợ công nghệ eSIM trên iPhone với một số dòng nhất định như: iPhone Xs; Xs Max và iPhone XR. Để có thể kích hoạt được eSIM, bạn buộc phải nâng cấp iPhone lên phiên bản hệ điều hành iOS 12.1.

eSIM còn giúp nhà mạng chuyển đổi nhanh gói cước, dịch vụ, thay đổi thông tin, tích hợp đầu số mới một cách đơn giản mà không yêu cầu người dùng phải làm thủ tục rườm rà. Tuy nhiên, cần lưu ý là iPhone Lock vẫn chưa được hỗ trợ tính năng eSIM tại thị trường Việt Nam.

SIM còn giúp nhà mạng chuyển đổi nhanh gói cước, dịch vụ, thay đổi thông tin, tích hợp đầu số mới một cách đơn giản.

Với người dùng hay đi du lịch thì eSIM là một công nghệ vô cùng tiện lợi. eSIM có thể thêm gói cước mạng tại quốc gia bạn đang du lịch mà không cần phải bỏ sim đang dùng ra ngoài.

Apple Watch Esim là gì?
Apple Watch hỗ trợ eSIM (Cellular) là phiên bản được Apple tích hợp sẵn eSIM trong thiết bị.

Phiên bản Apple Watch hỗ trợ eSIM (Cellular) được Apple tích hợp sẵn eSIM trong thiết bị. Với việc được tích hợp sẵn eSIM, người dùng hoàn toàn có thể đăng ký dịch vụ với nhà mạng di động và sử dụng Apple Watch như một thiết bị di động với khả năng nhắn tin, nghe gọi và sử dụng dữ liệu di động mà không cần phải có iPhone bên cạnh.

Khi bạn sử dụng Apple Watch phiên bản hỗ trợ eSIM, nó sẽ trực tiếp kết nối với mạng di động và hoạt động một cách độc lập, tức là bạn có thể gọi điện ở bất kì đâu có sóng mà không cần sử dụng điện thoại nữa. Tính năng này rất tiện lợi khi bạn đi chạy bộ, tập thể thao hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời.

Khi sử dụng Apple Watch phiên bản hỗ trợ eSIM, nó sẽ trực tiếp kết nối với mạng di động và hoạt động một cách độc lập.

Một số mẫu Apple Watch Series 3 và Series 4 (bản GPS + Cellular) chạy WatchOS 6.1.1 trở lên, đồng thời có hỗ trợ băng tần của Viettel mới dùng được eSIM 4G. Hầu hết phiên bản Apple Watch Series 5 cellular đều có băng tần LTE 1.800 MHz nên hoàn toàn có thể sử dụng mạng 4G tại Việt Nam.

Để kiểm tra thiết bị thiết bị của bạn có tương thích với băng tần của Viettel hay không, thì chỉ cần vào mục Cài đặt trên Apple Watch > chọn Cài đặt chung > chọn Giới thiệu rồi tra cứu thông tin như sách hướng dẫn có ghi là xong!

Thanh Thuy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *